Tìm Hiểu Đông Y

ĐYS  Tô Minh Dũ

Đông Y hiện hữu rất lâu đời, theo truyền thuyết, nghành Ðông Y xuất hiện từ thời Ngũ Ðế, thời nguyên thủy của nước Trung Hoa; vì thế trong giới Ðông Y thường đề cập đến câu nói "Thần Nông thường bách thảo, Hoàng Ðế chú Nội Kinh" để biểu tượng sự trường cửu của Ðông Y.

Muốn tìm hiểu Đông Y chúng ta phải hướng sang Trung Hoa Lục Địa, nơi ấy núi rừng trùng điệp tiềm ẩn một kho tàng Đông Dược vô tận với vô số kỳ hoa dị thảo mà không xứ nào có thể so sánh được. Nguồn thực vật thiên nhiên này là nền tảng của sự phát triển nghành Đông Y. Thực vậy, chính nhờ vào nguồn nguyên liệu thiên nhiên thật dồi dào, mà các vị y sư tiền bối đã sưu tầm, nghiên cứu, thức nghiệm trong thời gian lâu dài mới tạo dựng được một nên y học độc đáo lưu truyền từ hàng nghìn năm cho đến ngày nay.

Nói về Đông Dược, tại Trung Quốc mỗi vùng có một loại dược thảo hợp với địa chất tại nơi đây mà sự di chuyển đến các xứ khác sẽ làm giảm đi dược tính của loại dược thảo ấy; ví dụ như Đương Qui có dược tính tốt nhất khi được trồng tại tỉnh Thiểm Tây, Khởi Tử tai Ninh Hạ, Hoài Sơn tại Hà Nam, Phòng Đản Sâm tại Cam Túc...

Dược liệu trong Đông Y được chia ra làm ba loại: Thứ nhất là thực chất, cây cỏ bông trái như Đổ Trọng, Hà Thủ Ô, Kim Ngân Hoa, Ích Mẫu Thảo, Tử Tô, Sài Hồ, Sa Nhơn..., thứ hai là khoảng chất như Thần Sa, Hùng Hoàn, Tự Nhiên Đồng, Thạch Cao..., và thứ ba lấy từ động vật như Mật Gấu, Lộc Nhung, Xạ Hương, và Ngưu Hoàn...

Một số Đông Dược sinh trưởng với những hình thể biến dạng lạ lùng như là Đông-Trùng Hạ-Thảo, mùa đông là trùng, mùa hạ là cỏ; củ Bạch Phục Linh tự sing trưởng dưới lòng đất như hòn đá cụi, không liên hệ với rể cây nào khác, Trầm Hương là loại gỗ chết trong rừng sâu biến thể từ từ thành trầm khi có luồng gió mùa đặc biệt thổi qua; Nhục Thung Dung là loại meo mốc thành nấm, rồi từ nấm khối lại thành ra củ, Kim Xuyền Hoa xác vỏ của loài ve sầu khi lột xác rồi xuống đất biến thành cỏ lại trổ bông.

Đông Dược bao gồm hơn 5000 vị, trong số đó có một số dược vị cần phải được bào chế rất công phu bằng các phương thức sao, tẩm, chưng, hắc, chích, đoạn, phi.... để đạt được những dược tính trị liệu đặc biệt.

Sự trị liệu trong Đông Y căn cứ vào các đặc tính hàn, nhiệt, hư thiệt, chi phối với thuyết âm dương. Đông Y Sĩ phải thông hiểu việc chẩn mạch đồng thời phải am tường dược tính cùng hiệu lực của từng vị thuốc, phối trí, phân chất, định lượng, hợp toa thành phương thang cho từng bệnh nhân. Ngoài ra sự trị liệu cũng đòi hỏi rất nhiều phần nghiên cứu và kinh nghiệm lâm sàng. Dược liệu được bào chế thành nhiều dạng khác nhau tỷ như thuốc cao, thuốc bột, thuốc viên, thuốc thang, thuốc rượu, phương pháp điều chế thay đổi tùy theo từng bệnh trạng.

Cách trị liệu trong Đông Y dùng dược phẩm chế biến hoàn toàn bằng các chất liệu thiên nhiên nên không mang đến hiệu quả một cách nhanh chóng như các hóa chất nhân tạo thuần túy dùng trong Tây Y. Tuy nhiên, khi được điều trị một cách chính xác, cơn bệnh sẽ thuyên giảm từ từ và có thể được tăng cường để loại mầm bệnh. Ngoài ra, vì sự dung nạp các dược chất thiên nhiên phù hợp với sự tuần hoàn tự nhiên. Cơ thể được bồi dưỡng để trở thành sảng khoái và dễ chịu hơn vì không bị tác dụng của các phản ứng phụ thường gây ra do các hóa chất nhân tạo. Bệnh nhân không phải rước vào một cơn bệnh mới sau khi được điều trị để chống đỡ với một cơn bệnh khác.

Các bổ dưỡng trong Đông Y có một hiệu năng vô cùng quan trọng đối với sự suy yếu của các bộ phận trong cơ thể, như chứng ăn không ngon được điều trị bằng cách bồi bổ tỳ vị (bao tử); chứng khó ngủ hoặc ngủ không an giấc, hay giựt mình phải dùng bổ tâm an thần, chứng xay xẩm chóng mặt, táo bón, tay chân uể oải, phải dùng thuốc bổ máu như Bổ Huyết Điều Kinh Tố, Bổ Huyết Phong Thập Tinh, Thiên Môn Cao. Bồi bổ nguyên khí để phòng chống bệnh tật bàng cách dùng Nhân Sâm Tinh một cách thường xuyên. Muốn da mặt đẹp thì thỉnh thoảng dùng Trân Châu Hoàn.

Ngày nay khoa học Tây Phương đã chú trọng đặc biệt đến việc nghiên cứu Đông Dược, nhất là từ thập niên 1980 đến nay. Kết quả của nhiều cuộc khảo cứu đã tạo ra nhiều ngạc nhiên về sự tinh dịu của nền y học cổ truyền.

Ẩm Thực Và Bệnh Tật >